BÀI TOÁN CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ NHÂN LỰC TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ

Lợi thế của dây chuyền sản xuất hiện đại là vấn đề mà các cơ quan truyền thông cũng như rất nhiều hội thảo đã nói đến trong nhiều năm qua. Nhưng mặt trái của công nghệ tự động hóa chính là sức bật cạnh tranh và bài toán lao động. Đặc biệt là người thợ mộc trong ngành gỗ - nội thất là vấn đề các chủ doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn nữa.

Trước hết phải nói cuộc sống đi cùng tư duy người lao động đã và đang sẽ là vấn đề đầu tiên cần giải quyết là bài toán khó cho mỗi DN khi nhân loại đã đi đến bước tiến sử dụng trí tuệ nhân tạo (Artificail Intelligence – AI). Tri thức non kém, không có cơ hội tiếp cận công nghệ trong quá trình học tập chính là điểm trừ của người thợ. Sử dụng lao động giá rẻ, sức lao động trẻ sẽ khó là sức mạnh cạnh tranh của các DN Việt Nam trong công cuộc cách mạng này.

bài toán công nghệ 4.0 và nhân lực trong ngành chế biến gỗ

Khó khăn và giải pháp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CCMCN 4.0) là cơ hội cũng là thách thức của mỗi người. Bên cạnh đó lạnh đạo doanh nghiệp trong thời công nghệ cũng là thử thách lớn. Nếu chúng ta không tiến 1 bước thì sẽ lùi 2 bước vì thế giới phát triển rất nhanh.

Có nhiều dòng máy từ các nước công nghiệp phát triển như Đức, Ý và các dòng máy cùng chức năng nhưng lại có giá tầm trung như Đài Loan, Trung Quốc để lựa chọn. Lựa chọn dòng máy phù hợp với dây chuyền sản xuất để tối ưu hóa năng suất của công nghệ so với chi phí bỏ ra cũng là một đòi hỏi trình độ của lãnh đạo.

Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại ưu nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn thì sinh viên mới ra trường cũng chưa có thể thích nghi với môi trường làm việc nhịp độ cao. Nhưng người có dày dặn kinh nghiệm nhưng quá thiếu cơ hội để học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức và công nghệ mới thì sẽ trở nên tụt hậu.

Đào tạo nâng cấp lực lượng nồng cốt và bổ sung kinh nghiệm thực tiễn có thế hệ trẻ chính là thách thức để đi đến thành công của doanh nghiệp.